Niềng răng móm là một trong những cứu cánh giúp nhiều người sử hữu khuôn mặt hài hòa, cân đối. Vậy thực hư niềng răng móm có cần thiết không? Mất thời gian bao lâu? Chi phí thế nào? Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây.
Móm là gì?
Móm hay còn gọi là cắn ngược, là tình trạng sai lệch về cấu trúc răng và xương hàm. Theo thống kế, có đến 70% móm là do di truyền, 30% còn lại cho thói quen sinh hoạt.
Trường hợp nào có thể niềng răng móm?
- Móm do răng;
- Móm do xương hàm;
- Móm do cả răng và xương hàm.
- Còn niềng răng được hiểu là phương pháp tác động đến răng. Giúp điều chỉnh vị trí răng, chỉnh khớp cắn. Như vậy, niềng răng móm được áp dụng trong trường hợp móm do răng.
- Với trường hợp món cho xương hàm thì cần phải phẫu thuật chỉnh xương hàm. Còn nếu món do cả răng và xương hàm thì cần kết hợp đeo niềng và phẫu thuật.
- Niềng răng móm có thực sự cần thiết?
Sở hữu răng móm khiến bạn mất thẩm mỹ, tự ti trong cuộc sống. Không chỉ vậy, răng móm còn khiến bạn gặp khó khăn trong ăn uống, giao tiếp.
Nghiêm trọng hơn, nếu kéo dài răng móm sẽ gây nhiều mối nguy hại sau:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
- Trong ăn uống bạn sẽ gặp khó khăn khi nhai thức ăn. Từ đó, gây nên các cơn đau nhức, buốt răng khó chịu.
- Tuổi càng cao răng càng yếu và dễ gãy rụng.
Chính vì những lý do trên việc niềng răng móm là điều cần thiết. Với phương pháp này, sẽ tạo sự cân đối giữa hàm và khớp. Đồng thời, phòng chống hiệu quả các bệnh lý về răng miệng.
Các loại niềng răng móm hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại niềng răng với độ thẩm mỹ và thoải mái khác nhau. Dựa vào tình trạng móm, tài chính của bản thân mà có thể tham khảo một số loại sau:
- Niềng răng mắc cài kim loại:
- Niềng răng mắc cài kim loại được sử dụng phổ biến vì giá cả phải chăng. Tuy nhiên, nhược điểm của niềng răng này là tính thẩm mỹ thấp. Hơn nữa, bạn có thể gặp chút khó khăn khi đeo niềng.
- Niềng răng mắc cài bằng sứ:
Niềng răng mắc cài sứ có thiết kế, kích thước như mắc cài kim loại. Tuy nhiên, chất liệu mắc cài được làm bằng sứ gần giống với màu răng.
Do đó, loại mắc cài này có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, đòi hỏi bạn cần chăm sóc kỹ răng miệng nếu như sử dụng.
- Niềng răng mắc cài tự buộc:
Sử dụng niềng răng mắc cài tự động có hệ thống cố định phần dây cung. Chính vì thế, bạn sẽ không cần thường xuyên phải chỉnh dây cung như các loại khác.
- Niềng răng mặt lưỡi:
Niềng răng mặt lưỡi có mắc cài được gắn vào mặt trong của răng. Loại niềng này có tính thẩm mỹ cao. Nhưng chỉ phù hợp với những trường hợp móm nhẹ.
- Niềng răng không mắc cài:
Niềng răng không mắc cài sử dụng khay trong suốt. Chính vì thế, đây là cách niềng răng móm thẩm mỹ nhất. Hơn nữa, bạn có thể tháo hoặc đeo một cách dễ dàng.
Quy trình niềng răng móm diễn ra như thế nào?
- Mỗi địa chỉ nha khoa sẽ có quy trình niềng răng móm khác nhau. Nhưng nhìn chung đều thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Khám lâm sàng và chụp X – quang:
- Khám và chụp X quang nhằm phân tích tình trạng móm của mỗi người. Khi đã có kết quả, bác sĩ sẽ lên phác đồ niềng răng. Cũng như chia sẻ kết quả sau khi niềng.
- Bước 2: Tư vấn niềng răng móm:
- Ở bước này, bạn sẽ được tư vấn lựa chọn niềng phù hợp. Bác sĩ chia sẻ một số ưu, nhược điểm của các loại niềng giúp bạn dễ lựa chọn hơn.
- Bước 3: Làm sạch răng miệng:
Khi đã đồng ý với phác đồ của bác sĩ, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng miệng cho bạn. Đây là bước quan trọng giúp hạn chế các bệnh về răng miệng sau này.
- Bước 4: Lắp mắc cài:
Bác sĩ tiến hành lắp mắc cài và dây cung. Sau khi đeo bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu và đau nhức.
- Tuy nhiên, cảm giác này chỉ kéo dài khoảng 1 tuần và bớt dần đi. Trong thời gian đeo, bác sĩ sẽ chỉ định tái khám để điều chỉnh dây cung phù hợp.
- Bước 5: Tháo niềng răng:
- Sau khi kết thúc phác đồ, bạn sẽ được tháo niềng răng. Đồng thời, sẽ theo dõi răng miệng một thời gian để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Niềng răng móm có đau không?
- Thực tế, niềng răng móm có thể gây đau như những ca niềng răng khác. Ở mỗi giai đoạn mà sẽ xuất hiện các cảm giác khác nhau.
Thời gian đầu khi đeo niềng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì xuất hiện niềng răng trong miệng. Cùng với đó là lực kéo của dây cung sẽ khiến răng bị ê buốt. Nhưng chỉ sau 1 – 2 tuần cảm giác này sẽ biến mất.
- Ngoài ra, trong quá trình đeo niềng bạn phải quay lại cơ sở nha khoa để điều chỉnh lực kéo. Lúc này, răng phải làm quen với lực siết mới nên sẽ hơi đau một chút. Tình trạng này sẽ kéo dài từ 1 – 2 ngày và sẽ giảm dần.
Như vậy, cảm giác đau đớn khi niềng răng không quá nghiêm trọng như mọi người vẫn nghĩ. Hơn nữa, hiện này có nhiều loại niềng hạn chế đau đớn khi sử dụng. Các bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
Như vậy, qua những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã nắm rõ phương pháp niềng răng móm. Đây thực sự là cứu cánh cho những bạn đang tự ti vì gương mặt của mình. Giúp các bạn sở hữu gương mặt thanh thoát, bảo vệ răng miệng hiệu quả.