Hiện nay, có hai phương pháp phổ biến nhất để thay thế răng đã mất là làm cầu răng sứ và trồng răng Implant. Vậy cầu răng sứ là gì? Nó khác gì so với trồng răng Implant?
Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình lại răng đã bị mất. Khoảng trống răng sẽ được tạo ít nhất là hai cầu mão. Ở giữa sẽ là răng sứ tạo thành một dải răng liên tục. Làm cầu răng sứ hiện nay cũng được nhiều người lựa chọn nhất..
So sánh cầu răng sứ và Implant
Điểm giống nhau giữa cầu răng sứ và Implant
Implant và cầu răng sứ giống nhau ở điểm đều là phương pháp thay thế những chiếc răng đã mất. Giúp cho người bị mất răng nhai thức ăn và không làm mất tính thẩm mỹ của bộ hàm.
Cấy ghép Implant được hiểu đơn giản là trụ implant được cấy trực tiếp vào trong xương hàm sau đó lắp mão sứ bên trên. Sau khi cấy ghép Implant. Khách hàng sẽ hoàn toàn hài lòng với chất lượng của phương pháp phục hình răng này.
Điểm khác nhau
Nếu làm cầu răng sứ sẽ phải tiến hành mài nhỏ hai chiếc răng bên cạnh của chiếc răng đã bị mất. Và những chiếc răng sứ được liên kết với nhau chụp lên phần răng đã mất và hai cầu mão. Thì cấy ghép Implant sẽ không phải mài răng như phương pháp làm cầu răng sứ. Đây là điểm khác biệt và ưu việt của phương pháp này.
Cầu răng sứ
Điều thứ hai mà Implant được khuyến khích làm hơn cầu răng sứ. Đó là: cầu răng sứ chỉ có thể khôi phục được thân răng. Còn Implant không chỉ khôi phục lại được thân răng mà còn tái tạo lại được chân răng. Vì trụ Implant được cấy trực tiếp vào trong xương hàm.
Bây giờ bạn đã hiểu cầu răng sứ là gì? Implant là gì? Tùy vào nhu cầu và chi phí dự kiến, hy vọng bạn sẽ lựa chọn được phương pháp chỉnh răng phù hợp. Nếu bạn muốn trồng răng một cách toàn diện thì cấy ghép Implant sẽ là lựa chọn tốt hơn làm cầu răng sứ. Tuy nhiên, chi phí để làm Implant cao hơn so với làm cầu răng sứ nên phương pháp này vẫn được nhiều người lựa chọn.
Các trường hợp nên làm cầu răng sứ
Khi muốn phục hình răng, khách hàng nên lựa chọn làm cầu răng sứ trong những trường hợp nào?
- Khi bạn bị mất một hoặc ít răng liên tiếp nhau: Cầu răng sứ áp dụng tốt nhất cho những khách hàng bị gãy từ 01 đến 03 chiếc răng. Hai chiếc răng bên cạnh vùng răng bị mất phải thật chắc khỏe để làm cầu mão. Hay răng bị mất do các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy
- Khi răng bị tổn thương răng do các tai nạn gây ra: Những tai nạn giao thông, tai nạn lao động khiến răng bị tổn thương nghiêm trọng và bị gãy thì nên làm cầu răng sứ
- Khi bạn có nhu cầu làm cầu răng sứ: Implant vẫn là phương pháp tối ưu nhất khi trồng răng giả. Tuy nhiên, làm cầu răng sứ cũng là phương pháp không tệ.
Ngoài ra, cần lưu ý nếu bị mất răng số 8 hoặc răng số 8 nằm cạnh chiếc răng bị mất. Thì bạn nên suy nghĩ về việc làm cầu răng sứ vì răng số 8 rất dễ bị bệnh lý. Ngoài ra khi bệnh nhân đang bị các bệnh về dây thần kinh hay tim mạch. Thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành làm cầu răng sứ hoặc Implant.
Làm cầu răng sứ là gì? Có bền không? Có dễ vỡ không?
Phương pháp làm cầu răng sứ liệu có an toàn. Độ bền ra sao và có dễ vỡ hay không là cầu hỏi của nhiều bệnh nhân đặt ra cho các bác sĩ. Câu trả lời là tùy vào từng bệnh nhân. Và việc làm cầu răng sứ có bền không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Do tay nghề bác sĩ quyết định
Tay nghề của bác sĩ là yếu tố quan trọng giúp quá trình làm cầu răng sứ được an toàn và có tính thẩm mỹ. Các bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm và cẩn thận sẽ giúp cầu răng sứ của bệnh nhân được bền. Việc mài đúng kỹ thuật, không tác động mạnh đến răng. Sẽ giúp cầu răng được đặt ôm khít vào trong răng.
- Loại răng sứ
- Răng sứ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bền của cầu răng sứ. Hiện nay có hai loại răng sứ là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ.
- Răng sứ kim loại được cấu tạo bên trong là các hợp chất kim loại, bên ngoài được phủ sứ. Có độ bền thường vào khoảng 3 đến 5 năm. Cầu răng sứ được làm từ răng sứ kim loại sau một thời gian sẽ bị oxy hóa tạo nên màu đen viền nướu. Ngoài ra, cầu răng được làm từ kim loại. Nên sẽ khiến răng sứ không được bóng. Người ngoài dễ nhận ra là bạn đang trồng răng giả.
Răng sứ toàn sứ cấu tạo bên trong và bên ngoài đều được làm từ sứ nên độ bóng và sáng cao hơn răng sứ kim loại. Những khuyết điểm của răng sứ cũng được khắc phục. Như nhìn giống răng thật hơn, khung sườn kim loại không bị oxy hóa, nướu không bị đen, nhai dễ hơn. Đảm bảo an toàn sức khỏe cho bệnh nhân. Cầu răng sứ được làm từ răng sứ toàn sứ sẽ có độ bền từ 5 năm đến 7 năm hoặc có thể trên 10 năm.
Phương pháp chăm sóc răng
Yếu tố chăm sóc răng miệng sau khi làm cầu răng sứ cũng được các bác sĩ nha khoa căn dặn các bệnh nhân của mình. Sau khi làm cầu răng sứ, các bệnh nhân cần chăm sóc tốt răng miệng. Như: vệ sinh thường xuyên, không ăn đồ ăn quá nóng hoặc lạnh, không cắn các vật cứng. Hoặc tránh va chạm mạnh bộ hàm gây ảnh hưởng đến cầu răng mới lắp,…
Răng bị mất mà không nhanh chóng đi thăm khám, phục hồi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bộ hàm.Gây khó khăn khi nhai thức ăn và mất đi sự tự tin trong giao tiếp. Các phương pháp cấy ghép Implant và các dịch vụ khác về nha khoa đều chất lượng và ưu việt.