• Nha khoa nu cuoi duyen dang

    Blog Nha Khoa nụ cười duyên dáng chia sẻ & hướng dẫn các kiến thức về các cách chăm sóc răng miệng khoa học, bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài. Hiện có 8 thư mục con chuyên về các bệnh lý & chăm sóc nha khoa bạn có thể thường xuyên tham khảo: Niềng răng, làm răng sứ....

    Răng bị hô không chỉ gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt mà nó còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của...
    Lire plus...
    Niềng răng mắc cài sứ có tốt không? Niềng răng sứ ra đời với tính thẩm mỹ cao. Bản thân các khung...
    Lire plus...
    Nhổ răng bị đau nhức là một trong các hiện tượng khá thường gặp hiện nay. Có rất nhiều nguyên nh...
    Lire plus...
    Plus d'articles
  • Thế giới nha khoa

    broken image

    Lấy cạo vôi răng có hại hay ảnh hưởng gì không?

    Nếu không cạo vôi răng theo định kỳ sẽ rất dễ gây ra nhiều bệnh lý, điển hình là bệnh viêm nướu ( giai đoạn đầu của viêm nha chu). Chải răng bình thường không thể lấy hết được vôi răng. Vì thế, muốn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn nên đến phòng khám nha để cạo vôi và đánh bóng răng bằng dụng cụ nha khoa chuyên nghiệp. Cạo vôi răng ít gây ê buốt, thời gian nhanh chóng và chi phí phải chăng. Nhưng nhiều khách hàng vẫn đang băn khoăn về vấn đề lấy cao răng có hại không? Cạo vôi răng có ảnh hưởng gì không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

    1. Cạo vôi răng là gì?

    Vôi răng được hình thành từ các mảnh vụn thức ăn tích tụ lâu ngày trên kẽ răng. Theo thời gian, những mảng bám đó sẽ bị vôi hóa và tạo thành vôi răng. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vôi răng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng như: hôi miệng, viêm nha chu, viêm nướu,...hoặc nặng hơn có thể làm mất răng. Vôi răng chỉ được làm sạch bằng biện pháp nha khoa chuyên dụng là cạo vôi răng.

    2. Có nên cạo vôi răng không?

    Vôi răng hình thành và bám trên bề mặt răng, có màu vàng nhạt hoặc vàng sẫm. Trường hợp vôi răng dưới lợi gọi là cao răng huyết thanh, bám quanh chân răng, có màu nâu, bị lợi che phủ, không thể thấy bằng mắt thường mà phải khám mới phát hiện được.

    Vôi răng là nơi cư ngụ của nhiều vi khuẩn lên men, tạo axit làm hỏng men răng và gây sâu răng, vôi răng còn gây hôi miệng, gây cảm giác tự ti trong giao tiếp hằng ngày.

    Nhiều vôi răng còn gây ê buốt trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng, gây chảy máu nướu, sưng nướu hoặc tuột nướu làm chân răng lộ ra.

    Vôi răng quá nhiều còn gây viêm nha chu, tiêu xương ổ răng dẫn đến tình trạng răng lung lay, có thể gây mất răng. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân gây ra các bệnh: viêm amidan, viêm họng...

    Quá nhiều cao răng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khi giao tiếp bởi vì vôi răng có tính xốp, dễ bám màu, tạo ra những mảng bám có màu đậm hơn so với màu răng thật. Đặc biệt là với những người thường xuyên uống cà phê, hút thuốc lá… thì vôi răng sẽ có màu sậm đen che kín hết răng.

    Vì thế, bạn bắt buộc phải cạo vôi răng theo định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng vì:

    • Đánh răng hàng ngày chỉ làm sạch khoang miệng mà không thể loại bỏ hoàn toàn những mảng bám còn sót lại.
    • Lấy cao răng thường xuyên sẽ mang đến cho bạn nụ cười tự tin, rạng rỡ và giúp loại bỏ các bệnh lý về răng miệng: viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng, tiêu xương ổ răng...

    3. Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?

    Cạo vôi răng là quá trình sử dụng các dụng cụ nha khoa, để làm sạch các mảng bám cứng đầu ở răng, giúp ngăn chặn tình trạng hình thành vôi răng và các bệnh lý nha khoa nguy hiểm do vôi răng gây ra.

    Tuy nhiên, không nên lạm dụng lấy vôi răng quá nhiều vì cạo vôi răng thường xuyên và không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng và gây ra nhiều tổn thương khác. Chỉ nên lấy vôi răng đúng theo định kỳ chỉ định của bác sĩ để giúp răng miệng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Cụ thể là:

    • Lấy vôi răng 6 tháng/lần với trường hợp như: vệ sinh răng miệng tốt, ít cao răng.
    • Với trường hợp thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu, vệ sinh răng miệng kém…dễ tích tụ các mảng bám thì nên lấy cao răng 3 – 4 tháng/lần
    • Bệnh nhi dưới 10 tuổi, nếu lấy cao răng nên thăm khám trước và có biện pháp cạo vôi răng nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

    Quá trình cạo vôi răng thường không gây đau đớn, không ảnh hưởng đến các mô mềm hay gây tổn thương men răng. Nhưng vẫn có thể xảy ra tình trạng tổn thương răng và nướu nếu các thao tác của bác sĩ tác động trực tiếp đến má trong và lưỡi… gây tổn thương. Vì thế, để hạn chế ê buốt sau khi cạo vôi răng, bạn nên lựa chọn các cơ sở chuyên sâu về răng hàm mặt, để được đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng những trang thiết bị hiện đại hỗ trợ bạn lấy vôi răng an toàn nhất.

    Với câu hỏi cạo vôi răng có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời chắc chắn là không! Ngược lại, cạo vôi răng còn giúp tránh các bệnh lý nguy hiểm về răng miệng. Vì thế, bạn nên kiểm tra và cạo vôi răng 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh răng miệng, đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất.

    4. Một số cách ngừa cao răng hiệu quả.

    Đánh răng thường xuyên đúng cách bằng bàn chải lông mềm. Khi chải răng cần điều chỉnh lực tay vừa đủ, đặt bàn chải xoay tròn hoặc chải dọc.

    Chải răng 2 lần/ ngày, dùng kem đánh răng chứa Fluoride để phục hồi những hư tổn cho men răng và hạn chế quá trình hình thành vôi răng

    Sử dụng các loại nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa để diệt khuẩn và làm sạch các mảng bám còn sót lại

    Hạn chế đồ ăn quá dẻo, quá nhiều đường, các loại nước uống có ga, có nhiều axit… hay các đồ uống dễ làm răng xỉn màu như trà, cà phê, bia, rượu…

    Tăng cường bổ sung các loại rau, củ, quả nhiều vitamin, chất xơ, canxi giúp răng chắc khỏe hơn

    Khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

    Cạo vôi răng mang lại cho bạn vẻ đẹp thẩm mỹ, tự tin hơn khi giao tiếp và giúp phòng tránh nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vì thế, bạn cần thăm khám răng miệng thường xuyên để được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ lấy cao răng định kỳ, bảo vệ tốt nhất sức cho sức khỏe răng miệng của mình nhé!

    Cạo vôi răng có thật sự cần thiết không? cũng là băn khoăn của rất nhiều khách hàng khi chuẩn bị cạo vôi răng. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Có nên cạo vôi răng không? để có quyết định đúng nhất nhé!