Cách xử lý khi răng trẻ mọc lẫy

Răng trẻ mọc lẫy không chỉ gây mất thẩm mỹ còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý răng miệng về sau. Chính vì vậy, khi phát hiện răng của con mọc bất thường mẹ nên xử lý kịp thời. Dưới đây là một số cách ngăn ngừa và giải quyết tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ hiệu quả nhất các mẹ không nên bỏ qua.

Răng trẻ mọc lẫy là gì? Các trường hợp mọc lẫy răng

Răng mọc lẫy là hiện tượng răng mọc lệch so với vị trí tiêu chuẩn trên cung hàm, và thường xảy ra ở trẻ em trong quá trình thay thế răng vĩnh viễn. Khi đó, răng vĩnh viễn mọc lên không thẳng trục nên không tác động vào chân răng sữa, khiến chân răng không tiêu. Vì vậy răng sữa vẫn còn, không chịu “rụng” khiến nhiều người sẽ lầm tưởng trẻ bị mọc thừa răng.

Dựa theo vị trí răng trẻ mọc lẫy mà phân thành 3 trường hợp như sau:

  • Răng mọc lẫy hàm trên

Răng mọc lẫy ở hàm trên là hiện tượng phổ biến, gây mất thẩm mỹ lớn nhất và luôn khiến trẻ mặc cảm, tự ti. Tình trạng này xảy ra do răng cửa vĩnh viễn của hàm trên to hơn răng sữa ban đầu nên mọc lên chen chúc với các răng xung quanh.

  • Răng mọc lẫy hàm dưới

Đây là trường hợp răng hàm trên mọc bình thường và răng mọc lẫy ở hàm dưới. Trường hợp này không gây mất thẩm mỹ nhiều nhưng ảnh hưởng đến khung hàm, khớp cắn nên trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

  • Răng mọc lẫy vào trong

Đây là trường hợp răng vĩnh viễn không đủ vị trí để mọc, và bị mọc đẩy lên về phía bên trong do phần nướu trong có khá nhiều diện tích để cho chúng có thể tồn tại.

Hình ảnh răng của trẻ bị mọc lẫy vào trong

Hình ảnh răng của trẻ bị mọc lẫy vào trong

Cha mẹ có thể hoàn toàn quan sát và phát hiện tình trạng răng của trẻ mọc lẫy không đúng vị trí như bình thường dựa vào các đặc điểm sau:

  • Hàm trên răng bị chìa ra ngoài quá nhiều khiến hai hàm không khớp nhau.
  • Đến thời điểm thay răng vĩnh viễn mà răng sữa vẫn chưa có dấu hiệu lung lay.
  • Răng vĩnh viễn mọc bị hô, móm hoặc cách xa nhau tạo nên tình trạng răng thưa.
  • Răng vĩnh viễn mọc lên có kích thước quá lớn dẫn đến tình trạng không đủ chỗ cho các răng bên cạnh, khiến hàm răng lệch lạc.
  • Khi răng mọc lẫy xuất hiện trẻ sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu do bị sai khớp cắn, gây ảnh hưởng đến thái dương hàm.
  • Tại sao răng bé mọc lẫy?

Răng bé bị mọc lẫy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng trẻ không mọc đúng theo quy định:

  • Do di truyền: Nhiều trường hợp răng trẻ mọc lẫy là do di truyền vì xương là một trong những yếu tố được di truyền nhiều nhất từ người thân trong gia đình. Do đó, nếu ông bà, bố mẹ gặp các vấn đề về răng như hô, móm, khấp khểnh, thưa thì khả năng rất di truyền cho con là rất cao.
  • Do răng sữa mất quá sớm: Răng sữa có vai trò giúp cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, vì vậy nếu răng sữa không được bảo vệ hoặc việc nhổ răng sữa cho bé không đúng cách cũng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sau này.
  • Cung hàm hẹp: Đây cũng là nguyên nhân khiến răng bé mọc lẫy do không đủ chỗ để các răng mọc thẳng hàng
  • Do thói quen xấu: Một số trẻ có thói quen như mút tay, bú bình, đẩy lưỡi, ngủ nghiến răng cũng có thể ảnh hưởng đến vị trí mọc răng vĩnh viễn.
  • Do va đập: Khi vui chơi hay hoạt động hàng ngày bé bị va đập mạnh vào xương hàm cũng khiến cho răng gặp tình trạng răng mọc lẫy
  • Răng sữa bị sâu: Khi răng sâu ăn vào tủy và chân răng cũng ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn mọc bên dưới.
  • Thiếu vitamin và khoáng chất: Cơ thể bé nếu bị thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết có thể khiến răng mọc sai vị trí hoặc răng vĩnh viễn mọc lên khi răng sữa chưa rụng.
Sâu răng là một trong những nguy cơ gây bệnh phổ biến nhất

Trẻ không điều trị răng mọc lẫy có sao không?

Răng mọc lẫy ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của bé sau này. Một số hậu quả có thể gặp phải khi răng trẻ mọc lẫy gồm:

  • Mất thẩm mỹ: Hàm răng có khuyết điểm sẽ dẫn đến việc làm cho khuôn mặt của bé mất cân đối, hài hòa. Đặc biệt khiến cho bé không tự tin khi cười nói, giao tiếp hàng ngày. Tình trạng này diễn ra lâu ngày khiến trẻ sợ hãi, sống khép mình và có thể ảnh hưởng đến tâm lý.
  • Gây ra các bệnh về răng: Răng không đều nhau dẫn đến khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Vì vậy, vi khuẩn rất dễ phát triển gây ra các bệnh về răng và tình trạng hôi miệng.
  • Gây ra các bệnh lý khác: Răng trên cung hàm mọc lệch khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn nhai và gây ra các bệnh về tiêu hóa. Nếu không xử lý tình trạng răng mọc lẫy kịp thời còn khiến cho bạn gặp tình trạng lệch khớp thái dương hàm.

Răng mọc lẫy có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Chính vì vậy, khi quan sát trẻ có dấu hiệu răng mọc lẫy cha mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn cách xử lý kịp thời cho con.

Răng trẻ mọc lẫy mẹ nên làm gì?

Theo các chuyên gia, răng mọc lẫy không xử lý đúng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Do đó cha mẹ không nên tự ý nhổ hay xử lý tại nhà mà hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị.

Sau khi tiến hành quan sát, căn cứ vào tình trạng răng mọc lẫy cụ thể mà bác sĩ chỉ định thực hiện điều trị bằng một trong các phương pháp sau:

Nhổ răng

Răng mọc lẫy có nhổ được không là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm khi răng con mọc lên không thẳng hàng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, răng mọc lẫy là răng vĩnh viễn mới mọc lên, nếu nhổ bỏ đồng nghĩa với việc làm thiếu răng ở vị trí đó. Vì vậy, chỉ trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên mà răng sữa chưa rụng bác sĩ mới tiến hành nhổ bỏ răng sữa để tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí trên cung hàm.

Nhổ bỏ răng không đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm như:

  • Bé bị đau đớn quá mức gây ra tâm lý sợ sệt trong những lần thăm khám và điều trị răng tiếp theo.
  • Nhổ răng sữa còn sót chân răng khiến răng vĩnh viễn không mọc đúng vị trí ban đầu.
  • Nhổ răng không đúng cách, đặc biệt không kháng khuẩn sạch sẽ có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm răng miệng.
  • Muốn xử lý dứt điểm tình trạng răng mọc lẫy và ngăn ngừa biến chứng xảy ra, cha mẹ không nên tự ý nhổ răng sữa tại nhà mà cần đưa con đến các bệnh viện răng hàm mặt uy tín để thực hiện. Tại đây các bác sĩ có chuyên môn cao, sử dụng các dụng cụ chuyên nghiệp sẽ không gây đau cho con. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng được hướng dẫn cách chăm sóc, bảo vệ răng cho trẻ đúng cách.
  • Niềng răng mọc lẫy

Trong trường hợp răng mọc lẫy khiến sai khớp cắn thì niềng răng thẩm mỹ sẽ là phương pháp tối ưu nhất. Khi đó bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha để tạo lực giúp chỉnh răng mọc lẫy về đúng vị trí trên cung hàm.

Tuy nhiên, không phải độ tuổi nào cũng áp dụng được cách niềng răng được. Độ tuổi thích hợp nhất để tiến hành niềng răng ở trẻ đó là từ 15 – 18. Vì lúc này xương hàm chưa ổn định nên điều trị nhanh chóng, không gây đau đớn và đạt được kết quả ổn định lâu dài.

Răng trẻ mọc lẫy có thể lựa chọn một trong các loại niềng sau:

  • Loại niềng có mắc cài: Đây là phương pháp niềng răng dùng các khí dụng cụ gồm dây chun, mắc cài bằng sứ hoặc bằng kim loại không gỉ. Các dụng cụ này được gắn trực tiếp lên răng và được thắt chặt từ từ theo thời gian để tạo lực giúp di chuyển răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm.
  • Khí cụ tháo lắp trong suốt: Đây là phương pháp chỉnh nha bằng khay niềng trong suốt được thiết kế riêng theo hàm răng của bé. Ưu điểm phương pháp niềng này là có tính thẩm mỹ rất cao, tiện lợi trong việc ăn uống và tháo lắp để vệ sinh.

Sau khoảng 18 tháng đến 24 tháng niềng răng mọc lẫy sẽ về đúng vị trí trên khung hàm. Tuy nhiên, nếu trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách thì thời gian niềng có thể được rút ngắn hơn.

  • Biện pháp chăm sóc khi trẻ mọc răng
  • Trẻ mọc lẫy răng có thể do các biện pháp chăm sóc và vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Chính vì vậy, khi trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn thay răng cha mẹ cần lưu ý:
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, tránh để mảng bám trên răng nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.
  • Nên cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Đặc biệt nên bổ sung các loại vitamin, canxi, vitamin D có trong rau củ quả tươi, thịt, cá, các loại hải sản, sữa chua,…
  • Cần hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt hay đồ ăn vặt vì chúng dễ tạo mảng bám và khó vệ sinh sạch.
  • Cha mẹ cần sửa các thói quen xấu ở trẻ như mút tay, nghiến răng, đẩy lưỡi,… Vì các thói quen này không chỉ khiến răng trẻ mọc lẫy mà còn làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập khong miệng gây bệnh.
  • Nên cho trẻ thăm khám nha khoa khoảng 2 lần/ năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng. Nhất là khi trẻ mắc các bệnh lý sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng,… Nếu không trị dứt điểm những bệnh này có thể diễn tiến nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Răng mọc lẫy là tình trạng rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ ở độ tuổi thay răng vĩnh viễn. Vì vậy, ngoài chăm sóc răng đúng cách cha mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu răng trẻ mọc lẫy để có biện pháp xử lý tốt nhất.