Bà bầu bị viêm nha chu ảnh hưởng đến thai nhi ra sao ?
Bà bầu bị viêm nha chu có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé. Nha chu là một tổ chức xung quanh răng và có chức năng bảo vệ cũng như giúp chân răng đứng vững trong xương ổ răng. Bao gồm những phần khác như lợi, xương ổ răng, xương răng, dây chằng quanh răng. Bà bầu bị viêm nha chu nếu không kịp thời điều trị đúng cách thì sẽ dẫn đến viêm nha chu. Gây ra nhiều ảnh hưởng xấu hơn đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe của cơ thể.
Trong đó, lợi răng khỏe mạnh bình thường có những biểu hiện như là có màu hồng san hô, săn chắc và thơm tho. Đồng thời lợi và dây chằng bám sát dưới chân răng giúp cho chân răng đứng vững. Từ đó mà răng có thể thực hiện được chức năng ăn nhai của mình.
Bất kỳ một sự tổn thương nào của lợi, nha chu cũng như dây chằng thì đều có thể làm cho răng bị lung lay tùy vào mức độ. Bà bầu bị viêm nha chu nặng thì răng có thể lung lay nhiều. Rụng răng khi chúng ta ăn những thức ăn cứng hoặc bị va đập từ bên ngoài.
Lợi không chỉ có chức năng giúp cho chân răng đứng vững. Mà còn ôm sát và che chở cho các mô bên dưới khỏi những tác động xấu từ bên ngoài. Nha chu khỏe mạnh là một điều kiện cơ bản cho một hàm răng khỏe mạnh và có sức ăn nhai tốt.
Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu là gì?
Bà bầu bị viêm nha chu thực chất là hiện tượng nha chu bị nhiễm trùng hay bị tấn công bởi các vi khuẩn gây hại. Bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ ai trong chúng ta. Viêm nha chu có thể được chúng ta nhận biết dễ dàng. Vì bệnh này có các triệu chứng rất đặc trưng và có thể quan sát nhận biết bằng mắt thường.
Bà bầu bị viêm nha chu cảm thấy ăn uống khó khăn do nha chu bị đau nhức, sưng tấy, có màu đỏ sậm. Những triệu chứng này làm người bệnh đau đớn và không còn cảm giác ngon miệng khi ăn nhai. Làm cho sự ăn uống và hấp thụ chất dinh dưỡng bị suy giảm. Lâu dần làm cho cơ thể bị suy nhược do thiếu chất.
Bà bầu bị viêm nha chu cũng có biểu hiện chính là miệng có mùi hôi. Mùi hôi xuất phát khi nha chu bị viêm càng nặng tích tụ càng nhiều vi khuẩn thì hơi thở càng nặng mùi. Trong tình trạng nặng thì nha chu sẽ xuất huyết và chảy mủ. Làm cho miệng có mùi tanh và hôi rất khó chịu. Lưỡi có vị đắng nên không cảm nhận tốt được hương vị của thức ăn.
Cơn đau của bà bầu bị viêm nha chu có thể làm mất ăn và cả mất ngủ. Khi cơn đau xuất hiện vào buổi tối. Nếu như viêm nha chu xuất hiện đồng thời với các bệnh lý khác như sâu răng, viêm tủy hay áp xe chân răng thì tình trạng và biểu hiện sẽ nặng hơn nhiều.
Những đối tượng nào hay bị viêm nha chu?
Người không lấy cao răng
Khi chúng ta ăn uống thì những phần thức ăn sẽ bám lên trên thân răng. Người ta gọi chúng là những mảng bám. Những mảng bám này sẽ tích tụ càng ngày càng dày. Đến một thời điểm nào đó hình thành nên một lớp có màu trắng đục dưới chân răng. Mà người ta gọi đó là cao răng. Đây là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho khoang miệng.
Cao răng dày nhiều hơn và xâm lấn xuống phần nướu làm cho nướu nhiễm trùng và viêm. Khi nướu chảy máu thì máu dính vào cao răng. Khiến cao răng có màu nâu đỏ. Người ta gọi là cao răng huyết thanh. Cao răng chính là một trong những nguyên nhân làm bà bầu bị viêm nha chu.
Người chải răng sai cách
Nếu như dùng bàn chải có lông cứng chải theo phương ngang trong một thời gian dài thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Như là làm cho men răng bị mòn đặc biệt là ở phần cổ chân răng. Còn làm cho nướu răng có nguy cơ bị trầy xước và nhiễm trùng. Dẫn đến hiện tượng viêm nướu và tụt nướu. Làm lộ ra phần chân răng và khiến cho răng trở nên nhạy cảm.
Người không dùng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa là một sản phẩm chăm sóc răng miệng tối ưu. Có tác dụng làm sạch các phần thức ăn thừa và mảng bám trong kẽ răng một cách dễ dàng và hiệu quả. Nhờ chỉ nha khoa mà miệng không bị hôi. Cao răng không có khả năng hình thành. Từ đó thì viêm nha chu cũng không có cơ hội để xảy ra. Nhưng đối với những người chỉ đánh răng mà không dùng chỉ nha khoa thì viêm nha chu có thể xuất hiện. Bà bầu bị viêm nha chu nên dùng chỉ nha khoa để ngăn ngừa và làm sạch răng hiệu quả hơn.
Người có hệ miễn dịch yếu
Bà bầu bị viêm nha chu có thể do sự suy yếu của sức đề kháng. Hệ miễn dịch của chúng ta giúp tiêu diệt những vi khuẩn gây hại khi xuất hiện những vết thương hở. Như khi chúng ta xỉa răng không cẩn thận làm lợi bị chảy máu. Thông thường thì nước bọt và hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở của lợi. Nhưng khi sức đề kháng kém hoặc miệng bị khô tình trạng viêm lợi hoàn toàn có thể xảy ra.
Vì sao bà bầu bị viêm nha chu?
Bà bầu bị viêm nha chu xuất phát từ nguyên nhân bên trong cơ thể. Đó chính là sự thay đổi của nội tiết tố khiến cho các mạch máu dưới nha chu bị kích thích từ đó làm cho tình trạng viêm nha chu thường xảy ra hơn. Nữ giới trong các giai đoạn như hành kinh, mang thai, sinh con, mãn kinh đều có nguy cơ mắc các vấn đề về nha chu cao hơn người bình thường.
Đồng thời khi mang thai thì thói quen ăn uống cũng có những sự thay đổi. Mẹ bầu thường ăn nhiều bữa phụ hơn để có đủ dinh dưỡng hơn cho mẹ và con. Cần vệ sinh răng miệng kỹ hơn bình thường. Chứng ốm nghén, nôn ói cũng làm cho axit và các dịch vị tiêu hóa trào ra bên ngoài thông qua đường miệng. Những chất này làm cho miệng hôi, men răng bị bào mòn. Cũng kích ứng trực tiếp đến nướu và có thể là nguyên nhân của viêm nha chu.
Tác hại khi bà bầu bị viêm nha chu là gì?
Bà bầu bị viêm nha chu cảm thấy đau nhức và ăn uống không còn ngon miệng. Tình trạng chán ăn trong khi mang thai rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến thể chất của mẹ và bé. Ngoài ra, còn tăng nguy cơ tiền sản giật ở các mẹ bầu. Nguyên nhân của chứng sinh non hay chứng nhẹ cân của bé. Bệnh này còn có thể tiết ra một số loại độc tố tác động không tốt đến sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ.
Chính vì thế mà chúng ta không nên chủ quan khi bà bầu bị viêm nha chu. Vì bệnh này hoàn toàn có thể có những ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn đến cả mẹ và bé. Khi cảm thấy nướu răng có những biểu hiện bất thường thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị càng sớm càng tốt.
Bà bầu bị viêm nha chu được điều trị thế nào?
Viêm nha chu nhẹ
Đối với những bà bầu bị viêm nha chu nhẹ có thể làm vệ sinh răng miệng hàng ngày. Thay đổi chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Thường thì bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho bạn. Cạo vôi răng để loại bỏ hết những tác nhân gây hôi miệng. Loại bỏ đi môi trường sống của vi khuẩn gây hại. Từ đó thì nướu dần hồi phục và không còn bị viêm nữa.
Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cho bạn cách ăn uống, sinh hoạt cũng như sử dụng các dụng cụ chăm sóc răng miệng nào là phù hợp khi đang trong thai kỳ. Bà bầu bị viêm nha chu nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn không khó để điều trị khỏi hoàn toàn.
Viêm nha chu nặng
Trường hợp viêm nha chu nặng thường kèm theo các biểu hiện như răng bị xuất huyết và chảy mủ. Răng bị lung lay và khi chúng ta chạm tay vào thì có cảm giác rất đau. Trong trường hợp này ngoài việc ăn uống lành mạnh. Nghỉ ngơi hợp lý. Lấy cao răng và có những cách thức vệ sinh răng miệng hiệu quả. Thì bác sĩ cũng sẽ cho bạn dùng một số loại thuốc để trị viêm nha chu.
Việc dùng thuốc nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc và tự ý sử dụng. Ngoài ra, thì bác sĩ cũng sẽ có thể thực hiện các kỹ thuật nha khoa khác nếu cần thiết để cho nha chu trở lại khỏe mạnh như trước.
Bà bầu bị viêm nha chu nên phòng ngừa cách nào?
Dinh dưỡng cân đối
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối luôn cần thiết cho tất cả chúng ta. Hơn nữa, điều này lại càng cần thiết hơn đối với bà bầu bị viêm nha chu. Vì thai nhi trong bụng của mẹ bầu rất non nớt, nhạy cảm và cần được chăm sóc tốt. Khi có đủ dinh dưỡng thì cơ thể sẽ có đủ đề kháng để chống lại các tác nhân gây viêm nướu.
Cần ăn nhiều các loại thực phẩm như trái cây và rau xanh, uống nhiều sữa để cung cấp canxi cho răng và xương phát triển. Cần hạn chế những thức ăn có độ cứng và dai cao. Những thức ăn dính răng nhiều thì cũng cần hạn chế. Không nên ăn nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo. Vì chúng khó tiêu và khi ăn xong khó làm vệ sinh răng miệng được sạch.
Vệ sinh hợp lý
Bà bầu bị viêm nha chu cần duy trì thói quen chải răng đều đặn hai lần mỗi ngày. Cần chọn bàn chải lông mềm và lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp với cơ địa của bạn. Đừng quen sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng hiệu quả. Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày cũng là một cách hữu hiệu để giữ cho sức khỏe răng miệng luôn được tốt.
Khám sức khỏe răng miệng định kỳ
Khám sức khỏe răng miệng định kỳ là một điều rất cần thiết để duy trì một hàm răng khỏe mạnh và ăn nhai tốt. Kiểm tra răng miệng định kỳ bao gồm phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng. Đồng thời lấy đi cao răng để miệng được sạch sẽ và tránh nguy cơ bị viêm nha chu.