Bạn làm gì khi phát hiện sau răng ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây sâu răng nhưng tất cả đều do vi khuẩn gây ra, trong miệng luôn có những loại vi khuẩn muốn xâm nhập vào răng để ăn các chất hữu cơ trong ngà và tủy răng là những chất dinh dưỡng nuôi răng tồn tại bền vững. Muốn vậy vi khuẩn phải đục thủng men răng là lớp ngoài cùng rất cứng như một áo giáp bảo vệ răng, thực hiện việc này không dễ dàng cần phải có thời gian để vi khuẩn tích tụ sinh sôi nảy nở đủ lớn, đủ mạnh tạo thành những mảng bám trên men răng và tạo ra một loại acid làm hỏng men răng để chui vào bên.

 

Sâu răng gây hại ra sao ?

 

Quy trình thăm khám răng ra sao

 

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

 

Quy trình trám răng sâu được bắt đầu bằng việc thăm khám. Nha sỹ sẽ tiến hành thăm khám cho bạn để xác định tình trạng răng sâu, nếu cần thiết sẽ chụp x-quang để xem xét vết sâu có lan tới tủy không và có ảnh hưởng xương hàm hay không.

 

Sau khi thăm khám cụ thể, nha sỹ sẽ tư vấn cho bạn về quy trình hàn trám cũng như lựa chọn vật liệu trám nào là tốt nhất. Với răng hàm bị sâu thì amalgam sẽ là vật liệu trám lý tưởng còn đối với răng cửa thì tốt nhất nên lựa chọn composite. Bác sỹ sẽ tiến hành lựa chọn mức độ màu sắc của composite phù hợp với răng cần được phục hồi sao cho hoàn toàn không bị lộ khi giao tiếp.

 

Bước 2: Nạo sạch vết sâu

 

Răng sâu cần được loại bỏ phần răng đã bị phân rã. Trước khi thực hiện nạo bỏ khoang sâu, bác sỹ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng, đảm bảo quá trình làm thủ thuật không đau, giúp cho bệnh nhân thoải mái nhất.

Dụng cụ chuyên dụng sẽ được sử dụng nhằm loại bỏ hoàn toàn vết sâu, các mô răng bệnh mà không phạm đến mô răng lành.

 

Bước 3: Cách ly răng cần trám và chuẩn bị bề mặt răng cần trám

 

Răng sâu cần trám sẽ được cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng bởi đế cao su. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình trám răng sâu bởi composite nếu tiếp xúc với nước trong khi đổ vào khoang răng sẽ cản trở các cơ chế liên kết.

 

Axit photphoric 30-40% dưới dạng gel được áp dụng lên bề mặt trăng qua một ống tiêm trong khoảng 15 giây, đây chính là thao tác tạo nên độ kết dính cho vật liệu trám với về mặt răng.

 

Bước 4: Tiến hành hàn trám răng sâu

 

Với dụng cụ chuyên dụng, vật liệu composite hoặc amalgam sẽ được đổ đầy vào khoang trám hoặc đưa lên phần răng bị sâu đã được làm sạch. Vật liệu trám ban đầu ở dạng lỏng sau khi chiếu laser sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40s thông qua phản ứng quang phù hợp.

 

Bước 5: Chỉnh sửa lại vết trám

 

Sau khi thực hiện trám bít, nha sỹ sẽ thực hiện chỉnh sửa lại vết trám. Phần vật liệu trám dư thừa sau khi cứng lại được định hình bằng cách sử dụng dụng cụ cắt và mài để tạo hình chuẩn xác nhất.

 

Sau khi phần đế cao su được tháo bỏ, việc kiểm tra khớp cắn sẽ được thực hiện nhằm điều chỉnh giúp cho bệnh nhân có cảm giác ăn nhai tự nhiên nhất mà hoàn toàn không bị cộm cấn khó chịu.

 

Chỉnh sửa lại vết trám

 

Nếu răng bạn hư hỏng nặng thì việc bạn nên cân nhắc đó chính là bọc răng sứ. khi răng bị sâu quá nhiều, miếng bể quá lớn không thể trám được nữa, nếu trám thì miếng trám hay bị sút ra, lúc đó cần làm răng sứ. Trường hợp răng mọc chen chúc, lệch lạc, thưa, hô mà phương pháp chỉnh nha không khả thi thì phục hình bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ giúp tái tạo hình dáng của răng, để răng trông đều đặn và màu răng như ý muốn. Những trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh - tetracycline nặng, áp dụng phương pháp tẩy trắng răng không hiệu quả thì bọc răng sứ là phương pháp để thay thế lớp men răng sậm màu bằng lớp men sứ mới, trắng đẹp hơn.

 

broken image