Bọc răng sứ là giải pháp phải mài cùi răng thật để gắn mão sứ lên trên. Vì phải tác động một phần đến mô răng nên rất nhiều người còn lo lắng bọc răng sứ có hại không? Có ảnh hưởng hay nguy hiểm gì đến sức khỏe và thẩm mỹ của hàm răng. Vậy hãy để khách hàng thực tế và chuyên gia giải đáp cho bạn băn khoăn này nhé!
1/ BỌC RĂNG SỨ CÓ HẠI KHÔNG?
Là dịch vụ phải mài đi một lớp men răng thật nên bọc răng sứ có hại không là vấn đề băn khoăn của rất nhiều khách hàng.
Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Paris: “Bọc răng sứ không gây hại cho người sử dụng. Tuy nhiên nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, người thực hiện thiếu kinh nghiệm thì vẫn có thể gây ảnh hưởng xấu cho khách hàng”
1.1/ Bác sĩ mài quá nhiều răng
Mài răng là lý do chủ yếu khiến nhiều người lo lắng bọc răng sứ có nguy hiểm không. Đây là kỹ thuật bắt buộc cần thực hiện nếu muốn làm răng sứ
Tỷ lệ mài răng chuẩn là từ 0,3 – 0,5 mn
Mặc dù, biên độ dao động của tỷ lệ mài răng không lớn. Tuy nhiên với kích thước chỉ tính bằng mm nên thực sự là thách thức với các bác sĩ thiếu kinh nghiệm.
Nếu không tính toán và căn chỉnh được lượng men răng cần mài thì sẽ dẫn tới những ảnh hưởng khá nghiêm trọng cho khách hàng.
1.2/ Kỹ thuật lắp răng sứ kém
Thông thường, khi trả lời cho vấn đề ốp răng sứ có hại không không nhiều người chú ý tới khâu lắp mão răng. Tuy là bước cuối cùng nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Bác sĩ thiếu kinh nghiệm thường ít khi kiểm tra cặn kẽ lại xem răng sứ lắp đã khít chưa. Thay vào đó họ thường tự tin vào cảm nhận của mình mà bỏ qua bước quan trọng này.
1.3/ Răng sứ kém chất lượng
Răng sứ kém chất lượng về lâu dài cũng sẽ gây hại cho người sử dụng. Những mão răng giả này thường thấy ở các phòng khám nha khoa nhỏ.
Để tối đa hóa lợi nhuận và thu hút khách hàng nên họ sẽ nhập các loại răng chất lượng thấp. Người không có chuyên môn sẽ rất khó phân biệt.
Những chiếc răng sứ như vậy chỉ khoảng 1, 2 năm sẽ nhanh chóng xuống cấp. Đôi khi sẽ còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của người sử dụng.
1.4/ Không điều trị triệt để bệnh lý nền
Những rủi ro khi bọc răng sứ đôi khi sẽ tới từ việc bác sĩ không điều trị triệt để bệnh lý nền. Các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy,… thường làm cho răng trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi tác động bên ngoài.
Khi thực hiện thao tác mài cùi hay lấy dấu răng sẽ khó tránh khỏi tình trạng các răng này bị ê buốt và khó chịu.
2/ NHỮNG TÁC HẠI & HẬU QUẢ CỦA BỌC RĂNG SỨ TẠI NHA KHOA KÉM UY TÍN
2.1/ Viêm nướu, viêm lợi, hôi miệng
Hiện tượng viêm nướu, viêm lợi hay hôi miệng là biến chứng thường gặp ở nhiều người sau khi bọc sứ.
Nguyên nhân là do lựa chọn loại sứ không phù hợp hoặc do mão sứ được thiết kế không chuẩn kích thước. Gây hở cổ chân răng, làm cho thức ăn bị mắc vào trong gây viêm nhiễm và hôi miệng,…
Trường hợp bạn bọc phải loại sứ không rõ nguồn gốc, chất lượng kém hoặc được thực hiện bởi bác sĩ ít kinh nghiệm thì rất có thể sẽ gặp phải rủi ro viêm nướu này.
2.2/ Ê buốt răng kéo dài
Có 2 nguyên nhân chính:
- Do mài răng quá nhiều, xâm lấn vào ngà, ảnh hưởng đến dây thần kinh bên trong răng
- Răng mắc bệnh lý nhưng không được điều trị triệt để trước khi bọc sứ.
Để không gặp phải rủi ro này thì bác sĩ điều trị phải vững tay nghề, bọc sứ đúng kỹ thuật và quy trình.
Với nhiều thông tin gây nhiễu như hiện nay thì việc tìm kiếm bác sĩ giỏi tương đối khó. Do vậy, cách tốt nhất bạn nên tới các hệ thống nha khoa lớn.
Những hệ thống lớn thường sẽ hoạt động minh bạch, theo quy định của pháp luật.
2.3/ Lệch khớp cắn, mất chức năng ăn nhai
Bọc răng sứ là một trong những phương pháp giúp phục hồi chức năng ăn nhai và cải thiện khớp cắn đối với một số trường hợp vẩu, móm nhẹ,…
Vậy để bọc sứ, chắc chắn bạn phải trải qua bước mài răng để thay đổi cấu trúc răng cũ và bọc lớp sứ cho phù hợp.
Nhưng nếu răng bị mài mòn quá nhiều sẽ làm bạn bị đau nhức và dễ bị kích ứng khi ăn, thậm chí là làm mất chức năng ăn nhai.
Ngoài ra, trước khi bọc sứ cũng cần phải lên phác đồ điều trị, nắn chỉnh cung hàm chuẩn cẩn thận. Nếu không sẽ làm cho kết quả không được như ý, dễ làm lệch khớp cắn và rất khó để điều trị lại.
Lời khuyên là bạn nên tìm đến những nha khoa sử dụng công nghệ thiết kế nụ cười DSD.
Đây là một ứng dụng công cụ kỹ thuật số trong việc điều chỉnh nha, giúp nâng cao tỷ lệ thành công trong bọc sứ.
2.4 Viêm tủy, hỏng cả răng gốc
Viêm tủy và hỏng răng gốc là tác hại nghiêm trọng trong bọc răng sứ. Nguyên nhân thường do bệnh lý đã tiềm ẩn sẵn nhưng không được điều trị.
Răng sứ
Hoặc khi lắp răng sứ không cẩn thận gây hở khiến răng thật bên trong bị vi khuẩn tấn công.
Răng thật khi bị tấn công sẽ trở nên nhạy cảm, dễ bị e buốt. Lâu dài nếu không điều trị sẽ làm răng thật bị hư hỏng và có nguy cơ mất răng.
2.5 Răng sứ có nguy cơ bị vỡ
Những loại răng sứ kém chất lượng thường không đảm bảo được về độ cứng, độ bền. Ngoài việc có thể ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ thì nếu không may răng bị vỡ, nứt sẽ gây tổn thương cho môi, nướu.
3/ VÀI MẸO ĐỂ TRÁNH ẢNH HƯỞNG SAU KHI BỌC RĂNG SỨ
Để giúp bạn tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc sau khi bọc sứ thì các bác sĩ khuyên bạn nên lưu ý tới một vài mẹo sau:
3.1/ Trong việc lựa chọn nha khoa
Việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín là ưu tiên hàng đầu. Chỉ những nha khoa này mới có được đội ngũ bác sĩ giỏi, quy trình bọc sứ chuẩn giúp kết quả bọc sứ của bạn đạt hiệu quả cao nhất.
Vậy lời khuyên là nên chọn những cơ sở nha khoa lâu năm. Thường những nha khoa như vậy họ sẽ có một hệ thống chăm sóc khách chuyên nghiệp và có quy trình bọc sứ đạt tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó cần xem thông tin về các ca bọc sứ thành công tại nha khoa thông qua các feedback của những khách hàng đã thực hiện trước đó.
3.2/ Trong việc lựa chọn mão răng
Mặc dù, mão sứ kim loại và toàn sứ có chức năng và tính thẩm mỹ ngang nhau. Nhưng lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên bọc răng toàn sứ để tránh gặp tình trạng đen viền nướu.
Đối với mão sứ kim loại thì tối thiểu nên chọn răng Titan, loại sứ này có chất lượng tốt hơn kim loại thường, ít gặp tình trạng đen viền nướu và có màu sắc tự nhiên hơn.
Với thông tin trong bài viết bọc răng sứ có hại không, chắc chắn bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích cho bản thân.