Áp xe răng – Nguyên nhân và cách điều trị triệt để?

 

Ngoài viêm nướu, chảy máu chân răng, vôi răng, sâu răng,… thì áp xe răng là một bệnh lý răng hàm mặt thường thấy. Người bị áp xe phải gánh chịu các cơn đau buốt dai dẳng do ổ mủ hình thành. Vậy bệnh lý này là gì? Nếu chẳng may bị áp xe ở răng có nguy hiểm không? Có những cách điều trị áp xe nào? Để tìm ra lời giải cho các thắc mắc trên, chúng ta hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

Áp xe răng là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Áp xe ở răng là tình trạng các ổ viêm tích tụ thành mủ ở phần trong của răng. Các loại áp xe thường thấy:

  • Áp xe quanh chóp răng: xuất hiện khi sâu răng kéo dài dẫn đến vi khuẩn xâm nhập qua các lỗ sâu, tấn công đến vùng chóp răng. Nhiễm trùng sẽ ngày càng lan rộng, tấn công mạnh tại các mô có ít đề kháng nhất. Cuối cùng, ổ mủ ăn sâu đến vỏ xương, làm tổn thương dưới màng xương.
  • Áp xe nha chu: hình thành khi mô nha chu bị phá hủy do vi khuẩn đặc hiệu gây ra. Vùng quanh chân răng hình thành túi nha chu bị viêm nhiễm dẫn đến áp xe răng.

Nguyên nhân gây nên áp xe ở răng rất đa dạng, xuất phát từ thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách hay do thói quen nhai cắn,…Một số nguyên nhân phổ biến là:

  • Mắc các bệnh răng miệng: sâu răng, nha chu, viêm nướu,…nhưng không điều trị đúng hướng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cấu trúc răng bên trong.
  • Việc can thiệp chữa tủy răng quá mức đụng đến tủy và cấu trúc chóp răng cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến áp xe răng. 
  • Thường xuyên ăn ngọt nhưng vệ sinh răng không đúng cách.
  • Các bệnh lý nền: tiểu đường, gan,..gây suy yếu hệ miễn dịch cơ thể.
  • Nhai cắn thức ăn có góc cạnh sắc nhọn làm tổn thương các mô. Tuy nhiên, chỉ khi tổn thương rất nghiêm trọng mới hình thành áp xe. Các vết xước nhỏ thông thường có cơ chế tự lành nhờ tính kháng khuẩn nhẹ của nước bọt.

Dấu hiệu

Áp xe răng thường gây rất nhiều đau đớn và trở ngại cho người bệnh. Do đó, việc phát hiện bệnh lý này khá dễ dàng thông qua:

  • Răng và nướu nhạy cảm với nước nóng- lạnh biểu hiện qua tình trạng ê buốt.
  • Khó khăn khi nhai thức ăn, ngậm chặt hàm và đặc biệt đau đớn nếu đụng phải ổ mủ.
  • Đau và nặng quanh răng, các mô đang bị áp xe.
  • Sưng má và có thể sưng toàn vùng mặt.
  • Sưng hạch bạch hầu là dấu hiệu vi khuẩn đang xâm nhập, gây hại cho cơ thể.
  • Sốt, cơ thể mệt mỏi cũng là dấu hiệu nhận biết sớm áp xe ở răng.

 

Khi xuất hiện các triệu chứng đau, sưng vùng miệng và sốt kéo dài, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế, phòng khám răng để phát hiện sớm ổ áp xe nhằm điều trị kịp thời.

Biến chứng

Ngoài đau đớn, trở ngại ăn uống, áp xe chân răng kéo dài sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm khác:

  • Viêm mô tế bào lan rộng ngách hành lang: viêm nhiễm vòm họng, lan rộng đến sàn miệng, vùng dưới lưỡi. Một số trường hợp vi khuẩn tấn công mạnh mẽ còn gây tắc nghẽn hệ hô hấp.
  • Áp xe má và lan rộng toàn khoang miệng.
  • Viêm tủy răng, viêm các cấu trúc xương răng.
  • Trẻ em bị áp xe ở răng thường mệt mỏi, biếng ăn do cơn đau hành hạ. Tình trạng kéo dài dẫn đến rối loạn tiêu hóa và mất cân bằng dinh dưỡng. Trẻ vì thế sụt cân, ốm yếu.
  • Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào máu là một trong biến chứng nặng nề nhất nếu không điều trị.

Nên làm gì khi bị áp xe răng?

Ẩn chứa các mối nguy hại không lường, do đó khi bị áp xe ở răng, người bệnh cần nhanh chóng điều trị.

  • Điều trị cấp: tiến hành loại bỏ các ổ viêm nhiễm bằng các thủ thuật nha khoa. Bác sĩ và nha sĩ sẽ chích rạch áp xe, làm sạch ổ mũ và đề nghị làm kháng sinh đồ. Thuốc kháng viêm, kháng sinh và giảm đau thường được chỉ định khi điều trị.
  • Điều trị tận gốc: bệnh nhân hồi phục sau điều trị cần điều trị loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh. Chữa tủy răng, chữa viêm nướu, lấy vôi răng là những biện pháp thường được áp dụng để tiêu diệt môi trường sống của vi khuẩn. Nhờ đó áp xe răng được trị tận gốc.
  • Tiến hành điều trị răng lệch lạc bằng cách niềng răng, và các phương  pháp chỉnh nha nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng đồng thời mang lại tính thẩm mỹ cao.
  • Khám răng định kỳ (ít nhất 6 tháng/lần) tại các cơ sở nha khoa uy tín.
  • Tập thói quen dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa. Nếu chưa biết cách, bạn có thể tìm hiểu hướng dẫn sử dụng nước súc miệng chuẩn y khoa để đạt hiệu quả chăm sóc răng miệng cao hơn.

 

Có thể thấy, áp xe răng là một trong những bệnh lý răng miệng đem lại rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu không được điều trị đúng hướng và triệt để, áp xe ở răng có thể tái phát và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Để tránh tình trạng đó, người mắc bệnh lý nha chu lẫn người khỏe mạnh cần có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên và thăm khám răng định kỳ.