Sâu răng hàm là gì ?

 

Sâu răng hàm không phải là hiện tượng hiếm gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Đây là khu vực răng được sử dụng để nghiền nát thức ăn thường xuyên. Ngoài ra cũng không dễ dàng làm sạch nếu thức ăn bám vào các kẽ răng. Vậy khi bị sâu răng hàm thì bạn có những phương pháp điều trị nào để chọn lựa?

Sâu răng hàm là gì?

Sâu răng hàm là hiện tượng sâu xuất hiện trên những chiếc răng mọc ở trong cùng. Được sử dụng chủ yếu để nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Sâu răng là hiện tượng những tổn thương vĩnh viễn xuất hiện trên bề mặt cứng của răng. Từ đó dần dần phát triển thành những lỗ nhỏ.

Tình trạng sâu răng hàm

 

Sâu răng hàm là một trong những vấn đề nha khoa liên quan đến sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới. Chúng đặc biệt xuất hiện nhiều ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi.

Bất cứ ai đều có thể mắc bệnh sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh. Nếu sâu răng hàm không được điều trị, chúng sẽ phát triển nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến các lớp bên dưới của răng. Sâu răng có thể dẫn đến đau răng, nhiễm trùng và mất răng nghiêm trọng.

 

Quá trình sâu răng hàm diễn ra như thế nào?

Sâu răng là quá trình diễn ra theo thời gian. Đây là cách sâu răng hàm phát triển:

Mảng bám hình thành

Mảng bám hình thành trên răng

 

Mảng bám răng là một màng dính trong suốt bao phủ bên ngoài chiếc răng. Nó được tạo ra khi bạn ăn nhiều đường và tinh bột mà chúng không được làm sạch kỹ. Khi đường và tinh bột không được làm sạch khỏi răng, vi khuẩn bắt đầu “ăn” chúng và hình thành mảng bám. Mảng bám trên răng cứng ở dưới hoặc trên đường viền nướu của bạn thành cao răng. Cao răng làm cho mảng bám khó loại bỏ hơn và tạo ra một lá chắn bảo vệ cho vi khuẩn.

Tấn công mảng bám

Vi khuẩn sẽ tấn công mảng bám tạo axit ăn mòn răng

 

Các axit trong mảng bám loại bỏ các khoáng chất trong men răng cứng – lớp men ngoài cùng. Sự xói mòn này gây ra các lỗ nhỏ hoặc trên men răng. Đây là giai đoạn đầu tiên của sâu răng hàm. Khi lớp men răng ngoài cùng bị bào mòn, vi khuẩn và axit có thể tấn công đến lớp theo của răng. Lớp này được gọi là ngà răng. Lớp ngà răng mềm hơn men và khả năng kháng axit kém. Ngà răng có các đường ống nhỏ tiếp xúc trực tiếp với dây thần kinh của răng. Vì vậy lớp răng này rất nhạy cảm. Khi tổn thương có thể gây ra sự đau nhức.

Sự phá hủy bên trong

Vi khuẩn sẽ tấn công men răng, ngà răng và sau đó là tủy răng

 

Khi sâu răng hàm phát triển, vi khuẩn và axit tiếp tục di chuyển sâu vào bên trong chiếc răng. Đến gần thành phần nằm bên trong cùng của răng là tủy, nơi có chứa các dây thần kinh và mạch máu. Nó bắt đầu sưng phồng lên. Do không có chỗ cho vết sưng mở rộng bên trong răng, dây thần kinh bị chèn ép, gây cảm giác đau đớn. Sự khó chó chịu thậm chí có thể kéo dài ở bên ngoài từ chân răng đến xương.

Giai đoạn Áp-xe

Giai đoạn áp-xe chính là giai đoạn vi khuẩn gây hỏng và viêm buồng chứa tủy

 

Đây chính là giai đoạn cuối cùng của bệnh sâu răng. Và cũng là giai đoạn gây ra đau đớn nhất. Một khi nhiễm trùng đến đỉnh chân răng, xương răng có liên quan cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng. Nướu và lưỡi thường sưng lên có thể ảnh hưởng đến khả năng nói. Đồng thời, sâu răng là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh khác.

Cuối cùng, nếu không đã trải qua các giai đoạn trên mà không có sự can thiệp thích hợp, răng bạn sẽ hư hỏng hoàn toàn. Và lựa chọn duy nhất lúc này là nhổ bỏ chiếc răng.

Các yếu tố gia tăng khả năng bị sâu răng hàm

Mọi người đều có nguy cơ bị sâu răng hàm. Nhưng các yếu tố sau đây đều có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ:

Vị trí răng

Sâu răng thường xảy ra ở những răng nằm phía trong hàm (răng thứ 6 và thứ 7). Những chiếc răng này có đỉnh ngang thay vì đỉnh nhọn, bề mặt nhiều rãnh, và gập ghềnh. Vì vậy thích hợp để nhai,, nghiền nát thức ăn trước khi nuốt. Tuy nhiên chính vì vậy mà chúng khó được làm sạch hoàn toàn hơn.

Các răng nằm sâu bên trong khó vệ sinh hơn so với răng mặt ngoài

 

Hãy tưởng tượng, khi 2 chiếc răng như vậy nằm sát nhau thì thực phẩm bị mắc kẹt ở giữa kẽ sẽ dính chặt và khó để lấy ra. Đôi khi cần những dụng cụ chuyên dụng như chỉ nha khoa để loại bỏ. Đồng thời, việc nằm sâu bên trong cũng khiến chúng khó được tiếp cận hơn. Vì vậy khi vệ sinh cả hàm răng, chúng ta dễ xảy ra sai sót đối với những răng hàm nằm sâu bên trong.

Răng khôn (răng số 8) nằm ở vị rí trong cùng của khung hàm. Vì vậy, việc vệ sinh răng khôn cũng gặp nhiều trở ngại. Do đó, răng khôn cũng là răng rất dễ bị sâu. Vậy chúng ta cần xử lý sao? Đừng bỏ lỡ bài viết: “Nguyên nhân và hậu quả khi sâu răng số 8? Sâu răng số 8 nên làm gì?”

Một số thực phẩm và đồ uống

Một số loại thực phẩm có khả năng dễ bị cuốn trôi và có thể được làm sạch bằng việc uống nước lọc. Tuy nhiên, trái lại có những loại thực phẩm có khả năng bám chặt vào răng một thời gian dài. Với những loại này, việc uống nước hay dùng nước súc miệng không thực sự loại bỏ chúng. Mà chỉ loại bỏ mùi vị thức ăn, đem lại cảm giác là miệng chúng ta sạch hơn.

Các loại đồ ngọt sẽ khiến răng dễ bị sâu

 

Một số ví dụ về thực phẩm bám vào răng trong một thời gian dài là sữa, kem, mật ong, đường, soda, trái cây khô, bánh, bánh quy, kẹo cứng và bạc hà, ngũ cốc khô và khoai tây chiên,…

Thường xuyên nhấm nháp đồ ăn vặt

Mỗi khi ăn nhẹ hoặc nhấm nháp đồ uống ngọt, nghĩa là bạn đang cung cấp nguồn “thức ăn” cho vi khuẩn trong miệng. Những vi khuẩn này sẽ tiêu thụ đường hoặc tinh bột còn sót lại trên răng. Trong quá trình đó, chúng sản sinh ra các axit làm mòn và gây ảnh hưởng răng.

 

Ngoài ra, soda hay những loại đồ uống chua có tính axit cao cũng trực tiếp tạo ra axit.

Trẻ sơ sinh đi ngủ sau khi uống sữa

Khi trẻ sơ sinh được cho bú bình thường xuyên. Ví dụ như sữa mẹ, sữa bột, nước trái cây hoặc các chất lỏng có chứa đường khác. Và chúng lăn ra ngủ sau đó mà không làm sạch răng. Những đồ uống này vẫn có thể bám trên răng trẻ trong nhiều giờ trong khi ngủ. Từ đó, chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng. Tình trạng này được gọi là sâu răng sữa và xảy ra khá phổ biến.

 

Đánh răng không đầy đủ

Nếu bạn không làm sạch răng ngay sau khi ăn và uống, các mảng bám sẽ nhanh chóng hình thành. Và giai đoạn đầu tiên của sâu răng hàm bắt đầu.

Không nhận đủ fluoride

Fluoride là một khoáng chất tự nhiên giúp ngăn ngừa sâu răng hàm. Và Fluoride thậm chí có thể giúp đảo ngược các giai đoạn sớm nhất của tổn thương răng. Tức là ở giai đoạn đầu của sâu răng hàm, Fluoride có thể giúp bạn chữa trị nó. Vì lợi ích của nó đối với răng, fluoride được thêm vào nhiều nguồn cung cấp nước cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, nước đóng chai thường không chứa fluoride. Fluoride cũng là một thành phần phổ biến trong kem đánh răng và nước súc miệng.

Độ tuổi dễ bị sâu răng

Sâu răng hàm phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Tuy nhiên thực ra người lớn tuổi có nguy cơ bị sâu răng cao hơn. Theo thời gian, cả răng và nướu đều bị lão hóa. Các chức năng bảo vệ cũng như sức khỏe răng miệng suy giảm khiến răng dễ bị sâu hơn. Người lớn tuổi cũng thường sử dụng nhiều loại thuốc để chữa bệnh. Chúng có thể làm giảm lưu lượng nước bọt. Và từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng.

Khô miệng

Khô miệng có nguyên nhân chính là do thiếu nước bọt. Mà nước bọt lại giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách góp phần rửa sạch thức ăn và mảng bám trên răng của bạn. Các chất được tìm thấy trong nước bọt cũng đã được chứng minh giúp chống lại axit do vi khuẩn tạo ra. Một số loại thuốc, điều trị y tế, việc chụp x quang đầu hoặc cổ, hoặc một số loại thuốc hóa trị có thể giảm sản xuất nước bọt. Từ đó tăng nguy cơ gây sâu răng.

 

Trám răng

Trám răng là cách chữa trị phổ biến trong những trường hợp bị mất một phần răng bên ngoài. Ví dụ như khi bị ngã, ăn đồ cứng khiến răng bạn bị mẻ và mất một phần răng. Khi đó, nếu không gây ảnh hưởng sâu đến tủy, bác sĩ thường lựa chọn trám răng. Tức là dùng vật liệu nhân tạo để lấp đầy, bổ sung vào phần mô răng bị khuyết.

 

Theo thời gian, vật liệu nhân tạo này không còn như ban đầu. Chúng có thể bị phá vỡ, trở nên xù xì sắc nhọn và không còn bề mặt phẳng. Và với sự xù xì khó nhìn thấy bằng mắt thường này, mảng bám có thể tích tụ dễ dàng hơn. Và cũng khó loại bỏ hơn.

Ợ nóng

Chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản hẳn ai cũng từng trải qua ít nhất 1 lần. Khi bị ợ nóng, bạn có thể cảm thấy chất lỏng mùi vị khó chịu trào ngược lên từ dạ dày. Đó chính là axit trong dạ dày. Thậm chí có thể kèm theo một ít dịch thức ăn vẫn đang trong quá trình tiêu hóa. Axit này làm mòn men răng và gây tổn thương răng nghiêm trọng. Chúng làm lộ ra ngà răng nhiều hơn. Và phần ngà răng này sau đó bị tấn công bởi vi khuẩn, tạo ra sâu răng.

Rối loạn ăn uống

Bệnh lý chán ăn hoặc chứng cuồng ăn có thể dẫn đến xói mòn răng và sâu răng đáng kể. Axit dạ dày do nôn nhiều lần tác động trên răng và bắt đầu hòa tan men răng. Rối loạn ăn uống cũng là nguyên nhân gây cản trở quá trình sản xuất nước bọt.

Muốn chẩn đoán sâu răng hàm cần làm gì?

Trước khi chẩn đoán sâu răng hàm, hãy cùng Nha Khoa Tân Định tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng sâu răng hàm bạn cần biết.

Triệu chứng khi bị sâu răng hàm

Một số triệu chứng của sâu răng hàm bao gồm:

Đau răng

Khi bị sâu răng thì triệu chứng phổ biến nhất là những cơn đau nhức tại khu vực sâu. Sau đó có thể lan dần ra khu vực lân cận. Thậm chí là thấy đau ở hàm, tai hoặc đầu. Những cơn đau này kéo dài và có thể làm bạn khó ngủ hoặc thức giấc giữa đêm. Bạn có thể đau dữ dội khi ăn uống, nhai thức ăn ở răng bị sâu. Và đau âm ỉ mọi lúc kể cả khi không ăn.

Tăng độ nhạy cảm của răng

Răng có thể trở nên nhạy cảm hơn khi ăn hoặc uống. Trước đây bạn có thể không khó chịu ăn uống đồ nóng, lạnh hoặc chua nhẹ. Tuy nhiên khi bị sâu răng thì đau có thể dữ dội, tê và ê buốt.

Chứng hôi miệng

Hôi miệng là dấu hiệu cho thấy sâu răng đã đến giai đoạn tiến triển. Điều này thường được gây ra bởi cơ chế làm sạch bị hạn chế khi miệng khô. Và do khí có mùi tạo ra bởi vi khuẩn xâm nhập trong miệng. Những người bị sâu răng hàm cũng thường cảm thấy vị đắng hoặc khó chịu trong miệng. Và thường xuyên bị khô miệng.

Màu sắc của răng thay đổi

Răng bị ảnh hưởng có thể bị đổi màu với các đốm nâu, xám hoặc đen tại vị trí sâu răng.

Cách chẩn đoán sâu răng hàm

  • Sâu răng có thể được chẩn đoán sớm bằng cách khám răng định kỳ. Răng được kiểm tra chi tiết trong giai đoạn đầu của sâu răng và hình thành mảng bám. Việc kiểm tra cũng bao gồm kiểm tra xem tình trạng nướu và những ảnh hưởng liên quan.
  • Xem xét từ thói quen vệ sinh răng miệng, thông tin về các bệnh nha khoa từng có hoăc chế độ ăn kiêng.
  • Chụp X-quang cũng có thể được sử dụng để phát hiện sâu răng. Những tia X quang như vậy có thể giúp phát hiện những tổn thương nhỏ mà chưa gây sâu răng. Tuy nhiên, tia X-quang không được khuyến cáo là công cụ chẩn đoán sâu răng áp dụng cho tất cả trẻ em đi khám răng.
  • X-quang có thể được sử dụng để xác định tình trạng thực sự của lỗ sâu bên dưới bề mặt. Thông thường, nhiều lỗ sâu răng trông chỉ giống như một chấm nhỏ. Tuy nhiên bên dưới đó, tức là phần bên trong đã có thể bị phá hủy nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến toàn bộ chiếc răng đó.
  • Các kỹ thuật chẩn đoán ít được sử dụng khác bao gồm tách răng tạm thời, laser và sử dụng máy đo sâu răng điện.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng sâu răng hàm thì hãy đến nhũng cơ sở nha khoa uy tín để chữa sâu răng . Chúng tôi hy vọng có thể mang lại cho bạn nụ cười đẹp và khỏe mạnh để luôn tự tin trong cuộc sống.

broken image